Bảo trì thang máy

bảo trì thang máy chuyên nghiệp tại hà nội

Việc bảo trì thang máy phải được quan tâm và diễn ra thường xuyên, đúng định kỳ.

Di chuyển gữa các tầng trong 1 toà nhà bằng thang máy là việc diễn ra thường xuyên. Việc đảm bảo thang máy hoạt động trơn tru liên tục và ổn định rất quan trọng.

Vì sao cần bảo trì thang thường xuyên hãy xem các lý do sau:

Nâng cao chất lượng thang máy

Bảo trì thang máy giúp nâng cao chất lượng thang máy hơn sau 1 thời gian dài thang máy hoạt động. Giúp thang máy được vận hành ổn định, hoạt động trơn tru, không bị gián đoạn tạo sự an toàn cũng như thoải mái cho người dùng.

Phát hiện sớm các lỗi vận hành thang máy

Thang máy khi được lắp đặt được kiểm định chi tiết các bộ phận cũng như quá trình vận hành một cách nghiêm ngặt từ nhà cung cấp (hoặc nhà sản xuất) tránh xảy ra sai sót. Tuy nhiên dưới sự tác động khắc nghiệt của ngoại cảnh thang máy hoạt động liên tục do vậy mà các thiết bị, linh kiện thang máy khó tránh khỏi tình trạng xuống cấp, gặp lỗi. Khi này, thang máy cần được bảo trì nhằm kịp thời nâng cao chất lượng vận hành cho thang, và đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho người dùng.

bảo trì thang máy chuyên nghiệp tại hà nội
dịch vụ bảo trì thang máy chuyên nghiệp tại hà nội

Bảo dưỡng thang máy thường chia ra định kỳ theo tháng – quý – năm.

Khi mới lắp đặt thang máy khách hàng nên thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng thang máy hàng tháng. Việc bảo trì thang máy hàng tháng khi mới lắp đặt sẽ giúp theo dõi quá trình vận hành của thang máy trong thời gian đầu để đánh giá chất lượng cũng như phát hiện sớm lỗi thường gặp của thang máy.

Phát hiện sớm các lỗi vận hành thang máy sẽ giúp việc bảo trì được diễn ra đúng lúc, kịp thời và nhanh chóng hóa giải các sự cố đang tiềm ẩn trong quá trình hoạt động của thang.

Tạo sự an tâm cho người dùng

Không gian thang máy kín dễ gây những ám ảnh xấu đến người dùng khi gặp sự cố. Khi đi thang máy tiếng ồn nhỏ hay rung lắc nhẹ hay dừng đột ngột cũng đã khiến người dùng bất an, lo sợ không thoải mái đặc biệt với những người có tâm lý sợ không gian phòng kín. Đó cũng chính là lý do mà thang máy nên được bảo trì thường xuyên. Bảo trì, bảo dưỡng thang thường xuyên giúp cho người dùng yên tâm hơn vì lúc này thang máy đã đảm bảo những yêu cầu vận hành an toàn cho người dùng.

Đảm bảo duy trì tính ổn định, bền bỉ cho hoạt động máy móc thang máy

Kết quả cuối cùng của quá trình bảo trì thang là luôn duy trì được tính ổn định của thang máy trong xuyên suốt quá trình vận hành của thang. Khi thang máy hoạt động không ổn định sẽ dễ gây ra những tai nạn xấu ảnh hưởng đến tính mạng của con người. Vì thế mà việc bảo dưỡng thang máy rất hữu ích trong việc ổn định, duy trì, nâng cao chất lượng của thang.

Bảo trì thang máy là nghĩa vụ của nhà cung cấp, nhà sản xuất thang máy

Nói là nghĩa vụ của nhà cung cấp hay nhà sản xuất thang máy bởi khi lắp đặt thang máy giữa bên bán và bên mua có những ký kết cam kết cung cấp những dịch vụ bảo trì thang máy trong hợp đồng bảo trì thang máy. Hay nói cách khác đây chính là những chính sách của các nhà cung ứng, sản xuất cam kết bảo trì theo hàng tháng, quý hay năm. Do đó các nhà cung cấp cần phải tận tâm thực hiện các chính sách của mình theo như hợp đồng đã ký kết lắp đặt thang máy. Đảm bảo thang máy được bảo trì theo đúng dự kiến.

Cần bảo trì những gì cho thang máy

Bảo trì là việc đảm bảo cho thang vận hành không xảy ra sự cố, bị lỗi, là chăm sóc các bộ phận của thang sao cho đồng bộ, vận hành trơn tru nhất tiết kiệm điện năng nhất và an toàn tuyệt đối nhất.

Hiện tại rất nhiều đơn vị bảo trì thang tại khắp nơi trên toàn quốc nhưng để việc bảo trì thực sự hoàn hảo thì không phải đơn vị nào cũng làm được, việc bảo trì không đơn thuần là tra dầu, lau chùi…mà bảo trì là cần kiểm tra thông số kỹ thuật, đo tốc độ, kiểm tra ốc vít, kiểm tra động cơ máy móc hay cần phải thay thế các bộ phận quan trọng khác…

Trước khi tiến hành bảo trì cần trải qua một quá trình kiểm tra kỹ lưỡng những thiết bị máy móc, hành trình hoạt động của thang nhằm nắm bắt chính xác nhất những phần cần bảo trì thang máy.

Quy trình bảo trì thang máy

Để đảm bảo việc bảo trì, bảo dưỡng thang máy được diễn ra suôn sẻ cần phải có quy trình kiểm tra và thực thi rõ ràng từng giai đoạn. Việc có một quy trình làm việc chi tiết sẽ giúp cho việc bảo trì thang máy được thuận lợi và ít xảy ra sai sót, cuốn gọn từng giai đoạn cần bảo trì.

Quy trình kiểm tra bảo trì thang máy được thực hiện theo các bước:

Bước 1: Kiểm tra sơ bộ thang máy

Tại bước này bên phía bảo trì gặp gỡ đơn vị đại diện sử dụng thang máy trao đổi tình hình hoạt động của thang để nắm bắt sơ bộ về những phần cần bảo trì.

Tiến hành đi lại trong thang, đánh giá chất lượng thang máy qua quá trình lên xuống, tiếng thang máy, tốc độ hành trình, mở cửa (đánh giá sơ bộ chất lượng chú ý những điểm không bình thường của thang máy).

Bước 2: Kiểm tra chi tiết từng bộ phận của thang máy
Để bảo trì thang máy được chính xác nhất không thể bỏ qua được các bước kiểm tra các bộ phận sau của thang máy:

Kiểm tra phòng máy

Kiểm tra phòng máy bao gồm các thiết bị như: Cầu dao, máy kéo, quạt, nhớt hộp số, puly phát tốc, phát xung, cáp tải (với cáp tải kiểm tra sự ăn mòn của cáp, cáp nổ để có phương án bảo trì thay thế); bộ phận chống vượt tốc; ngắt điện kiểm tra bình ắc quy, bình cứu hộ khẩn cấp; cho thang vận hành kiểm tra hoạt động của tủ điện; vệ sinh các bộ phận máy kéo, tủ điện, và các thiết bị trong phòng máy.

Kiểm tra buồng máy (Cabin)

Các bộ phận bên trong buồng máy cần kiểm tra như : Bảng điều khiển, Đèn quạt trong Cabin, và hoạt động đóng mở của cửa Cabin.

Với bảng điều khiển cần thử bảng điều khiển bằng cách gọi các tầng lên xuống kiểm tra tính chuẩn xác, sự nhanh nhạy khi dừng lại giữa các tầng.

Di chuyển đi lại trong Cabin kiểm tra cửa Cabin hoạt động đóng mở có đúng tốc độ và khớp nhau, có gây ra tiếng lịch kịch khi đóng mở thang máy hay không.

Kiểm tra hố thang máy, hố PIT

Hố thang máy cần kiểm tra các bộ phận: công tắc điều khiển, đối trọng, ty cáp tải đầu Cabin, thắng cơ, bộ truyền cửa, rail,….

Phần rail kiểm tra và châm thêm nhớt, vệ sinh kiểm tra các hộp số giới hạn.

Vệ sinh đầu Ca, bảo trì thay thế các thiết bị cần thiết; kiểm tra bình ắc quy, đèn cấp cứu và chuông báo sự cố,…

Đối với hố PIT cần kiểm tra độ chống thấm của hố pit, vệ sinh đáy hố, kiểm tra các công tắc đáy hố, kiểm tra đối trọng, giảm chấn đối trọng và cabin.

Kiểm tra nút gọi tầng

Di chuyển lên từng tầng kiểm tra nút bấm gọi tầng ngoài cửa thang máy và số tầng hiển thị trên nút gọi tầng có chuẩn xác hay chưa.

Mỗi một bộ phận của thang máy đều mang những chức năng chuyên biệt khác nhau, do vậy cần được kiểm tra kỹ lưỡng và phát hiện sai sót sớm nhất để nhanh chóng được khắc phục giúp thang máy được hoạt động an toàn trở lại.

Quy định thời gian bảo trì thang máy

Thời gian bảo trì thang sẽ phụ thuộc vào tuổi thọ và tần suất hoạt động của thang máy. Tuy nhiên, thời gian bảo trì thang máy thường được quy định như sau:

Giai đoạn đầu khi mới lắp đặt thang máy: để theo dõi thang máy khi mới lắp đặt xem có xảy ra các tình trạng bất ổn trong vận hành hay không thì thang máy sẽ được bảo trì 1 tháng/ 1 lần. Điều này nhằm theo dõi cũng như cải thiện cho thang máy đảm bảo an toàn nhất cho người sử dụng.

Giai đoạn khi sử dụng sau 1 năm: Ở giai đoạn này thang máy đã đi vào hoạt động ổn định nên sẽ bảo trì ít nhất 2-3 tháng/ 1 lần. Khi đó sẽ bảo trì phát hiện ra các lỗi sự cố sớm nhất để thay thế những hỏng hóc đảm bảo cho máy móc vận hành êm ái, an toàn.

Khi lắp đặt sử dụng thang máy sau thời gian bảo hành khách hàng có nhu cầu bảo trì thang máy, phía công ty sẽ ký tiếp hợp đồng bảo trì thang máy dưới 2 hình thức: Bảo trì không bao gồm thiết bị và bảo trì bao gồm thiết bị.

Bảo trì không bao gồm thiết bị

Bảo trì thang không bao gồm thiết bị hay còn là bảo trì thang máy theo tiêu chuẩn. Việc bảo trì sẽ được diễn ra hàng tháng theo quy định hợp đồng và theo các danh mục đã được ký kết.

Trong quá trình kiểm tra bảo trì nếu bộ phận nào gặp lỗi hoặc hỏng hóc sẽ được báo lại tìm hiểu nguyên do và lên kế hoạch sửa chữa hoặc đề xuất thay thế. Những thiết bị hư hỏng sẽ được báo lại và xin ý kiến trước khi quyết định thay thế.

Bảo trì bao gồm thiết bị

Bảo trì bao gồm thiết bị hay là bảo trì thang trọn gói. Thang sẽ được bảo trì hàng tháng theo các hạng mục ký trên hợp đồng. Nếu gặp bất kỳ trường hợp lỗi hay hư hỏng nào phía công ty sẽ chịu trách nhiệm thay thế hoàn toàn các thiết bị hư hỏng như đã cam kết.

bảo dưỡng thang máy

Chi phí bảo trì thang máy

Chi phí bảo trì, bảo dưỡng thang máy gia đình dựa trên nhiều yếu tố quyết định như loại thang máy cần bảo trì là nhập khẩu nguyên chiếc hay liên doanh, các bộ phận cần bảo trì ở mức độ nhẹ hay nặng chỉ cần sửa chữa hay thay hoàn toàn mới. Do vậy mức phí bảo trì sẽ linh hoạt theo công trình thi công.

Chi phí bảo trì thang máy nhập khẩu nguyên chiếc

Chi phí bảo dưỡng thang máy nhập khẩu nguyên chiếc sẽ căn cứ vào việc bạn lựa chọn thương hiệu nào, vật liệu ra sao, tải trọng như thế nào và số tầng phục vụ là bao nhiêu.

Với các thương hiệu lớn như: Mitsubishi ,Schindler, Fuji,…thì phí bảo trì cho một chiếc thang máy nhập khẩu nguyên chiếc là khá cao, bởi công nghệ và phụ tùng độc quyền do các hãng sản xuất, ít có trên thị trường.
Vật liệu khác nhau sẽ có mức bảo trì khác nhau. Như thang máy sử dụng bằng kính cường lực sẽ có chi phí bảo trì cao hơn so với thép hoặc inox.

Tải trọng càng lớn thì chi phí bảo trì sẽ càng cao và ngược lại.

Cũng như tải trọng thang có số tầng phục vụ ít phí bảo trì sẽ thấp.
Trung bình giá bảo trì thang nhập khẩu nguyên chiếc sẽ rơi vào khoảng 2.000.000 – 4.000.000đ và sẽ còn tùy thuộc vào các yếu tố trên của thang máy mà có mức chi phí khác nhau.

Chi phí cho bảo trì thang liên doanh

Cũng như thang máy nhập khẩu nguyên chiếc thì chi phí bảo trì cho thang máy liên doanh cũng phụ thuộc vào các yếu tố như: thương hiệu liên doanh, vật liệu, tải trọng và số tầng phục vụ.

Do thang máy liên doanh chỉ có những linh kiện chính là nhập khẩu từ chính hãng còn phần Cabin sẽ được sản xuất tại đơn vị trong nước, và linh kiện lại dễ tìm và thay thế nên chi phí bảo trì thang liên doanh sẽ thấp hơn thang máy nhập khẩu nguyên chiếc. Và giá bảo trì, bảo dưỡng thang của thang máy liên doanh hiện nay dao động tuỳ từng đơn vị.

Chi phí bảo trì, bảo dưỡng thang máy định kỳ theo tháng/quý/năm

Việc bảo dưỡng thang máy định kỳ sẽ giúp cho thang máy gia đình bạn được hoạt động ổn định và tiết kiệm khá nhiều điện năng.

Đối với thang 8 tầng trở xuống các gói bảo trì định kỳ được quy định như:

Theo tháng: Trung bình 1 tháng bảo trì 1 lần với mức giá từ 600.000 VNĐ.
Hoặc: Bảo trì 2 tháng/lần , 5tr/năm
Theo quý:  3 tháng/lần,  4tr/năm
Thường trong thời gian đầu khi mới lắp thang máy khách hàng nên bảo trì hàng tháng để nắm bắt được sự vận hành của thang máy xem có ổn định hay không. Và sau 1 năm sử dụng thì nên dùng gói bảo trì 3 tháng/ lần nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng thang máy.

Mức chi phí khi thay thế thiết bị thang máy

Thay thế thiết bị vốn sẽ đắt hơn việc bảo dưỡng thang máy, tuy nhiên khi 1 bộ phận của thang máy đã xuống cấp trầm trọng và không còn khả năng phục hồi hoạt động thì việc thay thế rất cần thiết cho sự an toàn của thang máy.

Với những hãng thang nổi tiếng chất lượng bền bỉ lại nhập nguyên chiếc thì việc thay thế thiết bị diễn ra ở mức độ rất thấp. Và nếu thay thế thiết bị của các hãng thang này sẽ tốn một khoản chi phí khá lớn bởi tính độc quyền trong linh kiện thay thế. Các bộ phận thường thay thế đa phần là những bộ phận nhỏ như đèn chiếu sáng, hay quạt gió thang máy. Chi phí thay thế cho các thiết bị này rất rẻ và dễ tìm kiếm thay thế.

Ngoài ra trong thời gian bảo hành thang máy khi gặp sự cố hỏng hóc linh kiện của hãng cần thay thế thì sẽ được thay thế miễn phí từ nhà cung cấp lắp đặt thang máy.

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VÀ DỊCH VỤ TOÀN CHÂU

VPGD : D43-1 Khu đô thị Geleximco, Lê Trọng Tấn, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội

VPGD miền nam : Số 125 đường số 7, Phường Phước Bình, Quận 9, HCMC

MSDN : 0106609962 – Sở kế hoạch & đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 30/7/2014

Điện thoại:  0904 767 066  |  0904916246

Email: toanchauco@gmail.com Website: https://thangmaymitsubishi.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.